Sôi động cùng các lễ hội truyền thống tại Đà Nẵng ngoài việc sỡ hữu cho mình một chuyến du hành đến với điểm du lịch hàng đầu tại Việt nam cũng như trên thế giới. Hệ thống các địa điểm du lịch hàng đầu tại Việt Nam cùng với các khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế. Cũng điểm các lễ hội truyền thống tại Đà nẵng
Sự kiện hay lễ hội cũng đều là một cách người ta vẫn thường nhắc đến Đà Nẵng vào các năm lẽ dịp 30/4-1/5 hằng năm. Lễ hội pháo hoa quốc tế là một trong những sự kiện được đón đợi nhất trong các năm mà du khách mong muốn mỗi khi đặt chân đến Đà Nẵng.
Theo đó vào thời gian tổ chức sự kiện pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là thành phố lại đón đầu hàng trăm lượt khách ghé thăm trong ngày. Với sự tham gia của các nước mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đà Nẵng tự hào là một trong những thành phố vinh dự tổ chức sự kiện độc đáo này.
Được tổ chức thường niên vào ngày 19/2 âm lịch hằng năm. Lễ hội Quán Thế Âm là một trong số ít những lễ hội Phật giáo lớn nhất trong cả nước.
Tổ chức các hoạt động sôi nổi và hoạt động linh hoạt diễn ra nhiều ngày liên tiếp kéo dài 2 tuần đến 1 tháng. Quán Thế Âm là lễ hội hội tụ các tăng ni phật tử đến từ nhiều nơi trong cả nước cùng như Phật tử nước ngoài. Lấy địa điểm tổ chức là Phật chùa Non Nước-Địa danh gắn liền với quá trình hình thành lịch sử văn minh sâu sắc cùng với đó là hệ thống các hang động, chùa chiền, phong phú, đa dạng
Mùa xuân không chỉ hứa hẹn ở người ta nhiều điều mà đây còn là thời gian các mùa lễ hội nở rộ, đỏ rực bầu trời mùa hoa cờ đỏ sao vàng dân tộc. Lễ hội đình làng Hòa Mỹ được tổ chức vào ngày 12/1 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ kiểm điểm lại các việc đã làm trong một năm và định hướng các việc làm cho năm mới.
Được tổ chức trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 tết, lễ hội làng Túy Loan được thực hiện nhằm tôn vinh và thờ cúng các vị thần, người có công xây dựng làng đồng thời cũng răn dạy con cháu về văn hóa xây dựng và phát triển làng truyền thống. Làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi và đình làng có ít nhất 100 năm tuổi đã trải qua nhiều quá trình hình thành bào mòn và phát triển hệ thống làng cổ gắn liền với lịch sử uy nghiêm, bẹ vệ của nó trước thời gian.
Lễ hội cầu ngư là một trong những lễ hội độc đáo nhất được đón đợi trong năm. Trong những ngày này các bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Với các vật phẩm được trưng bày cẩn thận, trên các thuyền bè đều được trưng bày kết hoa nhằm thể hiện lòng biết ơn đến thần Cá Ông đã mang đến mùa vụ bội thu, sóng yên biển lặng khi ngư dân ra biển.
Lễ hội Mục Đồng là lễ hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nghĩa là cứ cách 3 năm sẽ tổ chức một buổi lễ rước Mục Đồng một lần
Theo như câu chuyện được kể lại thì trước đây làng Phong Lệ có một cồn cỏ. Một hôm có người xua đàn vịt lên cồn sau đó đàn vịt bị dính chân chặt trên cồn cỏ. Kể từ sau đó người ta gọi cồn cỏ này là Cồn thần và không bao giờ có ai bén mảng đến nơi đây vì nghỉ rằng có thần linh xuất hiện ở đây. Vào một thời gian sau đó có đàn trâu chạy lên cồn, trẻ chăn trâu lên cồn lừa trâu thì không hề hấn gì. Kể từ đó, cồn này được gọi là cồn Đồng kể từ đó cồn thần trở thành một trong những câu chuyện được người dân dùng làm để rước các mục đồng hay là các cô cậu bé chăn trâu.