Omni-Channel là gì?

Trong xu thế Internet thương mại điện tử phát triển như vũ bão, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Các doanh nghiệp bán hàng phải cập nhật xu hướng và có những ứng phó kịp thời để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.  Để thành công trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp cần áp dụng phương thức tiếp cận toàn diện, cụ thể là mô hình bán hàng đa kênh hay còn gọi là Ommi-Channel. Vậy Omni channel là gì? Nên ứng dụng omni channel như thế nào để tăng doanh số thương mại điện tử cho cửa hàng trực tuyến của bạn?

Omni-Channel là gì?

Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh để tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng. Khi áp dụng mô hình omni channel, bạn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệp liền mạch và nhất quán dù khách mua hàng tại cửa hàng thực tế hay trên mua trên môi trường trực tuyến tại web site hay các ứng dụng bán hàng khác nhau

Bán Hàng Đa Kênh

Bán Hàng Đa Kênh

Các kênh bán hàng đa kênh tại Việt Nam

Nếu bạn đang kinh doanh trong ngành ẩm thực như nhà hàng, quán cafe hay tiệm trà sữa. Chắc bạn rất mong muốn tiếp thị và bán hàng trên các nền tảng đặt hàng và giao hàng phổ biên như Grabfood hay Beamin

Nếu bạn là chủ Shop, chắc bạn không thể bỏ qua các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki hay Shopee

Tích hợp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, nó sẽ giúp xây dựng phẩm và bán hàng trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Danh mục sản phẩm được xây dựng từ nội dung, hình ảnh, thuộc tính và tồn kho được quản lý tập trung, sau đó sẽ được đồng bộ lên tất cả các kênh, tiết kiệm thời gian và dữ liệu chính xác hơn khi phải lên mỗi kênh để xây dựng và vận hành

Ngoài ra, đơn hàng, tin nhắn, bình luận, thông tin về khách hàng được đồng bộ từ các kênh tập trung tại một màn hình làm việc duy nhất, giúp Doanh nghiệp chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn

Ví dụ với một phần mềm quản lý nhà hàng kết nối với ứng dụng giao nhận thức ăn nhanh Gradfood, khi khách hàng tiến hành đặt món trên ứng dụng, đơn hàng sẽ được tự động đồng bộ về phần mềm quản lý nhà hàng POS tại nhà hàng thay vì nhận viên order sẽ phải nhập lại vào hệ thống POS

Xu thế bán hàng đa kênh năm 2021

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển đổi giữa trực tuyến và ngoại tuyến để nghiên cứu và mua các sản phẩm và dịch vụ. Năm 2021, trải nghiệm kỹ thuật số ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu của người dùng trong các cửa hàng thực.

Chìa khóa cho trải nghiệm đa kênh liền mạch là chuỗi cung ứng hiện đại - chuỗi cung ứng mở rộng phân phối trên các ứng dụng di động, trang web, phương tiện truyền thông xã hội và cửa hàng. Để đạt được điều đó, các công ty phải chia nhỏ các mối liên kết giữa cửa hàng trực tuyến và cửa hàng thực. Họ cũng cần các công nghệ mới, bao gồm hệ thống quản lý hàng tồn kho và các cách thức mới để phân phối sản phẩm.

Chatbots là một xu hướng đa kênh khác. Trong năm 2021, chatbots đang được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như trả lời nhanh cho khách hàng theo kịch bản hay phức tạp hơn như xác định tâm trạng của ai đó gọi dịch vụ khách hàng với sự hỗ trợ trí tuệ nhân tạo - AI mô phỏng giọng nói của con người, có thể đặt câu hỏi cho mọi người và có thể trả lời câu trả lời. 

 Thứ Hai, 25-10-2021