Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là các hoạt động quản lý từ lý thuyết đến thực tiển trong các lĩnh vực ăn uống, lưu trú và các lĩnh vực liên quan đến du lịch và nghĩ dưỡng.

Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động trong khách sạn một cách hiệu quả và hiệu năng. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu - chi; lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm tại các nhà hàng, quầy bar

Để làm tốt công việc quản trị khách sạn, trước hết người quản lý cần có khả năng giao tiếp để xử lý được những tình huống bất ngờ; có khả năng tổ chức và quản lý để lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch. Chính vì vậy, nghề này rất thích hợp cho những người tự tin, năng động, có năng khiếu tổ chức quản lý, sắp xếp công việc, có tư duy logic.

 

Các lĩnh vực quản trị khách sạn

- Quản lý ăn uống và nghĩ ngơi

- Quản lý du lịch

- Quản lý tài chính kế toán

- Quản lý nhân sự

- Quản lý marketing và truyền thông

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm:

- Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.

- Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,...

Ngoài ra các bạn cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.

Các kỹ năng quan trọng trong ngành này

- Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt.

- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch

- Có tính cách hướng ngoại

- Khả năng giao tiếp tốt

- Chịu được sức ép của công việc

Xem thêm : những kỹ năng của quản lý khách sạn

 Thứ Tư, 13-09-2017